Tỉnh An Giang nằm ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, có chung đường biên giới với Campuchia.  Thành phố Châu Đốc trực thuộc tỉnh là nơi nổi tiếng cho du khách dừng chân trong các chuyến đi giữa Việt Nam và Campuchia. Sở hữu nhiều điểm du lịch độc đáo như làng nổi Chăm, làng thổ cẩm, khu bảo tồn thiên nhiên Trà Sư, những cánh đồng lúa rộng bát ngát Tri Tôn, những đến, chùa chiền lớn, … Ngoài ra, An Giang còn được thiên nhiên ban tặng cho dãy Thất Sơn, trong đó, có núi Cấm dài 710 mét là núi cao nhất. Với địa hình núi non hùng vĩ như vậy, núi Cấm được mệnh danh là vùng Đà Lạt của đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ nổi bật với cảnh sắc núi non, vùng đất An Giang nói chung và khu vực núi Cấm nói riêng còn mang lại một nền ẩm thực vô cùng phong phú.

Kể đến đầu tiên, chính là món bánh xèo rau rừng. Nếu bạn chưa từng thử món bánh xèo miền Tây thì chắc hẳn bạn đã bỏ qua một món ăn cực kỳ ngon. Bánh xèo dân dã, chân chất, lại dễ ăn. Tùy vào từng nơi, mà bánh xèo được thêm nhân khác nhau chút ít. Thế nhưng, vỏ bánh giòn vàng của bánh xèo truyền thống sẽ luôn được giữ lại. Ở núi Cấm, bánh xèo còn nổi bật hơn nữa khi được ăn kèm rau rừng. Tất cả các loại rau từ núi sẽ được người dân đem đi sơ chế, mang đến cho thực khách một đĩa rau rừng đa dạng, phong phú, và đặc sắc. Đó có thể là lá cóc, lá xoài chua chua, vị cay của lá bạc hà, hay đắng, thơm của lá tía tô. Có khi, đĩa rau rừng sở hữu đến 20 loại rau. Nước chấm được pha mặn ngọt, cay cay, bánh xèo giòn rụm, thơm dậy mũi, ăn kèm với rau rừng, tất cả hương vị tinh túy như được gói gọn lại trong món ăn này. Chính bởi vì thế, mà khách đến ăn bánh xèo núi Cấm một lần, thì sẽ không thể nhầm lẫn với bất kỳ đâu.

Kế đến, là món bún cá. Mùi vị bún cá An Giang đậm đà không thể nào quên. Thịt cá dai, có khi được xào chung với nghệ trước, nước dùng được thêm thắt mắm miền tây, hầm từ xương gà, rau muống bào, có khi là giá, bông điên điển, hay bắp chuối bào giúp tô bún càng thêm nhiều màu sắc. Mở nồi nước dùng như mở một thế giới ẩm thực mới lạ. Một tô bún cá có giá rất mềm, nhưng lại đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi bạn đến với An Giang trong mùa mưa, bạn sẽ được thưởng thức món ăn này một cách trọn vẹn nhất, không chỉ vì thịt cá, mà còn là mùa điên điển vàng nở rộ trên sông.

Mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm chính là lúc nhiều loại cá và tôm ùa về, đủ loại rau từ phù sa trù phú đã tạo nên món canh chua thơm ngọt. Thực khách phương xa đến với An Giang nói chung hay núi Cấm nói riêng đều dễ dàng thưởng thức được món ăn này. Cá lóc, cá bông lau, có khi là cá linh được nấu cùng bông điên điển, bông súng, bạc hà. Là cái sự chua từ me, ngọt của thịt cá, dai giòn của tất tật loại rau, cay của ớt, và nồng vị của ngò om.

Món lẩu mắm Châu Đốc cũng tạo nên sức hút ẩm thực ở núi Cấm. Nổi tiếng phong phú với các loại mắm, từ cá sặc, cá linh, cá chốt, người miền Tây sẽ ninh thật nhừ để lấy hết vị ngọt của con mắm, sau đó thêm thắt gia vị, ăn cùng với các loại cá, tôm, rau và bún. Một nồi lẩu mắm sẽ tạo nên ấn tượng khó phai cho thực khách phương xa.

Bạn có thể dễ dàng thưởng thức các món ăn trên đây ở bất cứ đâu tại An Giang. Nhưng nếu bạn muốn vui chơi lại núi Cấm, tìm chỗ nghỉ chân thư giãn, thưởng thức ẩm thực đa dạng, hãy đến Lâm Viên Núi Cấm khi đi du lịch An Giang nhé. Tại đây, bạn có thể thỏa sức thưởng thức những món ăn ngon của vùng đất này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *