Người Chăm ở An Giang

Về An Giang du lịch, bạn sẽ bắt gặp những công trình kiến trúc của người Chăm, thấy cuộc sống và một số tin ngưỡng họ.

Hôm nay cùng với Lâm viên Núi Cấm cùng tìm hiều về người Chăm ở An Giang, bạn nhé.

Người Chăm còn có tên khác là Chiêm Thành, Chăm pa, Chàm, Chà, Hời,…Dân tộc Chăm từng có một vương quốc riêng trãi dài từ Quãng Bình đến Bình Thuận, một nhà nước riêng (từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XVIII) với một truyền thống văn hóa rất phong phú và có trình độ kinh tế phát triển so với bấy giờ. Xét về nguồn gốc, người Chăm An Giang, Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Ninh, Campuchia đều có chung nguồn gốc lịch sử.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, người Chăm có mặt ở một số tỉnh nhưng sống quần cư với ý nghĩa cộng đồng thì chỉ có ở An Giang. An Giang có tất cả bảy làng Chăm nằm trên địa bàn An Phú, Tân Châu và Châu Đốc. Đó là Koh Taboong, Mat Chruk, Kok Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, KokKaghia, Sabâu; tương ứng với các địa danh người Việt là Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, Lama, Vĩnh Trường, Búng Bình Thiên, Đồng Cô Kỵ. Hiện nay, tại đây có khỏang 13.700 người Chăm Islam với khoảng 2.500 hộ.

Sự hình thành cộng đồng người Chăm ở An Giang

Sự hình thành cộng đồng người Chăm ở An Giang do hai nguồn di dân:

Thứ nhất, đầu thời vua Minh Mạng (khoảng năm 1822 – 1823), vua Chiêm Thành cuối cùng là Pô Chơn đóng ở Phan Rang bỏ ngai vàng cùng tướng, tùy tùng, binh lính và gia đình (đều là Hồi giáo) vượt Trường Sơn sang Campuchia. Năm 1840, nhiều người Chăm thuộc nhóm này hoặc con cháu, người thân của họ theo đoàn quân của Trương Minh Giảng, Doãn Uẫn, Lê Văn Đức nhà Nguyễn về cư trú dọc sông Hậu và Khánh Bình thuộc An Giang. Đây cũng là đợt di cư đông đảo nhất của người Chăm từ Campuchia về An Giang .

Thứ hai, vì những nguyên nhân lịch sử, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, một bộ phận người Chăm đã rời bỏ quê hương sang sống ở Campuchia, Thái Lan,…. Giữa thế kỷ XIX, do chính quyền Campuchia lúc bấy giờ ngược đãi, một số người Chăm và gia đình đã về định cư ở tả ngạn sông Tiền, Châu Đốc, dọc theo hai bờ sông Hậu. Triều Nguyễn với chính sách “tận dân vi binh” đã thu dụng và cho định cư ở biên giới rồi lập thành bảy làng với tổng số dân lên tới 5.000 người, chia làm chín đội dưới sự quản lý của một viên Hiệp quản ở Châu Giang.

người chăm ở an giang

Xem thêm du lịch Núi Cấm An Giang và khám phá những vùng đất, những món ăn ngon, những tập tục của người dân ở đây.

Đạo hồi giáo và người Chăm

Người Chăm ở An Giang có mối quan hệ khá mật thiết với người Hồi giáo Malayxia, Indonêxia,… và từ đó mở rộng quan hệ với cộng đồng Hồi giáo trong khu vực và thế giới. Nhờ đó, họ thực hiện đức tin Hồi giáo chính thống Islam, có những điểm khác so với những người đồng đạo, đồng tộc theo Hồi giáo Bàni ở Ninh Thuận, Bình Thuận.

Theo dòng thời gian, người Chăm An Giang cũng hòa đồng với các cộng đồng dân tộc khác cùng sinh sống. “Java – Kur” là từ được người Chăm An Giang nói để chỉ người Chăm lai, kết quả của những cuộc hôn nhân giữa đàn ông Malaixia, Java với phụ nữ Chăm, Việt, Khơmer,…Đến nửa thế kỷ XX, nhóm “Java – Kur” càng hòa nhập vào cộng đồng Chăm tại đây.

Trải qua bao biến đổi thăng trẩm của lịch sử, cộng đồng người Chăm ở An Giang luôn đoàn kết sát cánh cùng các dân tộc anh em ra sức khai phá, mở mang, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ đất nước. Cộng đồng người Chăm An Giang chấp hành nghiêm túc luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ theo luật Hồi giáo Islam. Người Chăm sống quần tụ, hòa thuận đùm bọc lẫn nhau theo từng xóm làng. Mỗi xóm đều có Thánh đường (Masid) có một vị giáo cả (Hakêm) đứng đầu, chịu trách nhiệm về giáo lý và giáo huấn các giáo điều tôn giáo. Dưới Hakêm có một Naib tạm thay quyền khi Hakêm vắng mặt.

Trong xóm còn có một hay nhiều tiểu thánh đường (Surao), có một hay nhiểu trưởng nhóm (Ahli). Một ngày hành lễ 5 lần, mỗi lần hành lễ không quá 5 phút, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt lao động và học tập. Người Chăm rất đoàn kết, tính cách ôn hòa, có tinh thần tương trợ nhau,…, có nhiều tập tục phù hợp với lối sống lành mạnh như không uống rượu, tôn trọng tôn ti trật tự, kính trọng ông bà và cha mẹ, không được làm những điều xấu, không đua đòi vụ lợi, không xa hoa lãng phí,… Người Chăm ở An Giang vẫn thỉnh thoảng hành hương về La Mecque nhưng không nhiều vợ, phụ nữ không che mạng, ăn đũa không ăn bóc,…, không như Hồi giáo Islam ở Malayxia và Trung Á. Theo chế độ phụ quyền nhưng phụ nữ Chăm ở An Giang được tự do đi lại, tham gia học tập chính trị, thực hiện các hoạt động văn hóa – xã hội, tham gia vào các đoàn thể quần chúng và bước lên sân khấu ca hát,… không bị gò bó và bị đối sử khắc khe như một số nước Hồi giáo Islam khác.

người chăm ở an giang 3

Người Chăm ở An Giang sinh sống bằng nhiều nghề, trong đó nghề chính là nông nghiệp, dệt thêu đan xuất khẩu và buôn bán. Con em đồng bào trong cộng đồng Chăm ở An Giang đến tuổi đi học đều đến trường; năm 2010, có 02 trường dạy chữ Chăm, đã có 14 em học đại học, 10 em học trung cấp chuyên nghiệp, 1 em học cao đẳng và 8 em đi du học ở Malaysia và Ai cập.

Các vùng đất du lịch ở Núi Cấm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *