An Giang là một trong hai tỉnh đầu nguồn sông Mêkong (phần Việt Nam) theo hai nhánh sông Tiền và sông Hậu song song suốt từ bắc tới nam trên 99km, lưu lượng trung bình năm của hệ thống sông này là 13.500 m3/s, lưu lượng mùa lũ 24.000 m3/s và mùa cạn 5.020 m3. Hệ thống sông lớn chảy qua, nhiều rạch tự nhiên và kênh đào tạo thành một mạng lưới giao thông, thủy lợi khá chằng chịt có 280 tuyến với mật độ chung là 1,72 km/km2 là thuộc mức cao nhất so với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long .
Các con sông chính ở An Giang
Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh sông lớn của hạ lưu sông Mêkong trước khi đổ ra biển Đông.
- Sông Tiền chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đoạn chảy qua An Giang dài 82 km, lòng sông chổ rộng nhất tới hơn 2000 m ở phía trên sông Vàm Nao.
- Sông Hậu chảy song song với sông Tiền. Đoạn chảy qua An Giang dài 101km, lòng sông chổ rộng nhất từ 800- 2000m. Sông Hậu là tuyến giao thông thủy quan trọng, là nguồn cung cấp nước và phù sa cho Tứ Giác Long Xuyên. Lưu lượng trung bình năm của hai sông là gồm 14 nghìn m3/s; Trong đó mùa lũ là 24 nghìn m3/s và mùa cạn là 5 nghìn m3/s.
- Sông Vàm Nao nằm gọn trong địa bàn tỉnh An Giang, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, chiều dài 7 km, nối liền với sông Tiền và sông Hậu, chiều rộng sông trung bình 700 m
- Sông Bình Di, dài 10km, chảy từ Khánh Bình (An Phú) đến xã Vĩnh Hội Đông (An Phú ) rồi hội tụ với sông Tà Keo (Campuchia) và sông Châu Đốc.
Các con sông này đều chảy qua các vùng có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các làng nghề…tạo điều kiện hình thành loại hình du lịch trên sông.
Chế độ thủy văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Mêkong. Hằng năm có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lụt với mức nước phổ biến từ 1-2,5 m, thời gian ngập từ 2,5- 4 tháng. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
Lũ vào Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng theo hai con sông chính là sông Tiền và sông Hậu, thời gian đầu (tháng 6, tháng 7) nước từ hai sông chính theo các kênh trụ chảy vào đồng ruộng và lần lượt làm ngập từ thấp đến cao; Khi mực nước vượt quá +3 m, đồng thời lượng nước tràn qua biên giới Campuchia vào Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên là yếu tố chính tạo nên sự ngập lụt và hình thành “ mùa nước nổi” ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và ở An Giang nói riêng. Hàng năm có khoảng 70 % diện tích bị ngập lụt. Vào mùa lũ đem phù sa bồi đắp hàng năm, thời tiết và khí hậu mát mẽ, rất phù hợp phát triển sản xuất nông nghiệp và du lịch cũng phát triển được loại hình du lịch trên sông nước. Tuy nhiên, thiệt hại do lũ gây ra cho nhân dân cũng không nhỏ: nhà sập, lúa bị ngập úng gặt ép, số ao hầm nuôi trồng bị ngập 252 cái với diện tích bị ngập là 24,4 ha.
Do vậy để hạn chế sự thiệt hại do lũ lụt ở mức thấp nhất, người dân An Giang phải chấp nhận sống chung với lũ và khai thác nguồn lợi từ lũ mang đến.
Xem thêm:
Du lịch tâm linh ở An Giang – những điểm đến thiêng liêng
Những khu vui chơi ở An Giang được đầu tư nhất