Thực vật ở An Giang
Trong các nguồn tài nguyên thực vật ở An Giang, cây lúa chiếm ưu thế hơn cả, đặc biệt những giống lúa cao sản ngắn ngày có chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu. Hàng năm sản lượng lúa đạt trên 2 triệu tấn, xuất khẩu trên 500.000 tấn.
Gần đây còn phát huy thế mạnh của các cây trồng nhác như khoai mì để chế biến tinh bột, bắp dùng trong công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, bắp nhí và đậu nành dùng cho xuất khẩu; cùng nhiều loại rau màu, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả phục vụ cho nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân.
An Giang có nguồn thực vật phong phú dùng làm vật liệu xây dựng, chiếm ưu thế là cây tràm, cây bạch đàn; cũng có nhiều lọai cây gỗ có giá trị làm các sản phẩm mộc dân dụng như gỗ mật, căm xe, giáng hương, vên vên, sao, dầu, xà cừ, cà chất..
Mời các bạn cùng xem thêm những điều hay và độc lạ chỉ có ở vùng đất An Giang này.
Du lịch tâm linh ở An Giang – những điểm đến thiêng liêng
Những khu vui chơi ở An Giang được đầu tư nhất
Rừng tràm lớn ở An Giang
Đặc biệt khi kể đến các cây thực vật thì phải nói đến rừng An Giang. Với tổng diện tích năm 2005 là 14.114ha, trong đó có 583ha rừng tự nhiên và 13.531ha rừng trồng. Rừng tập trung nhiều ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Rừng An Giang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, quan trọng nhất là rừng tràm. Điển hình như:
Rừng tràm Trà Sư
Thuộc Văn Giáo (huyện Tịnh Biên), rừng đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và trở thành “Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngập Nước” vào năm 2003. Sau đó, được đưa vào điểm du lịch sinh thái. Diện tích 874ha, cây rừng nhiều lứa tuổi, trong rừng trên cây có khoảng 600 loài Chim, có cả Sếu Đầu Đỏ – một loài chim quý hiếm trong sách đỏ của Việt Nam cũng xuất hiện ở đây, dưới nước có nhiều loài cá sinh sống như cá Rô, cá Sặc, cá Trê…và các loài thủy sinh khác.
Rừng tràm Vĩnh Mỹ
Thuộc xã Vĩnh Mỹ (Châu Đốc), diện tích 105ha, rừng cây thuần thục.
Rừng tràm Bình Minh
Thuộc xã Tà Đảnh (huyện Tri Tôn), diện tích 870ha, đang phát triển đại trà giống tràm Oxtralia.
Rừng tràm Tân Tuyến
Thuộc huyện Tri Tôn, diện tích 1752.3 ha / 1928.4 ha tổng diện tích của huyện.
Bên cạnh đó An Giang còn có một số rừng khai thác du lịch như rừng Keo Thiên Tuế, vồ Bà tại núi Cấm, rừng keo Ô Tuk Xa tại Chi Lăng, rừng xoài hồ Soài So (huyện Tri Tôn), rừng Thiên Tuế cổ thụ tại núi Tô (Tri Tôn)… An Giang có nhiều cây dùng làm nguyên liệu phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp như: cây Dâu, Mặc Nưa, Thốt Nốt, Lát Nước… có nhiều cây, cỏ là nguồn dược liệu để phòng bệnh
Các loài cỏ Mật, cỏ Voi, cỏ Chỉ, Đuôi Phụng, cỏ Bắp, cỏ Trứng, cỏ Mồm, cỏ Lông Tây, cỏ Bắc Đuôi Chuột… ở vùng Tri Tôn, Tịnh Biên có chất lượng chăn nuôi bò rất tốt.
Ngành Tảo chiếm ưu thế với 137 loài khác nhau, gồm: tảo lục, tảo Silic, tảo Lam, tảo Mắt, tảo vàng, tảo Vàng Anh và tảo Giáp. Cũng có nhiều lòai tảo là thức ăn tốt cho Cá.